Những điều cần biết cho tân môn sinh Aikido tại Đạo đường (phần tiếp) ~ ĐẠO ĐƯỜNG AIKIDOKIDSVN-Hệ thống lớp võ đạo Aikido tốt nhất cho trẻ em ở Hà Nội- Tenshinkai Hanoi

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

Những điều cần biết cho tân môn sinh Aikido tại Đạo đường (phần tiếp)

Những phần nghi lễ tiếp theo trong bộ môn Aikido tại các lớp Đạo đường Aikidokids Việt Nam liên quan đến các nghi thức CHÀO. Đây là phần rất quan trọng liên quan đến sự tôn trọng lẫn nhau giữa thầy trò, anh chị em, bạn hữu đồng đạo.

Chúng ta cùng lưu ý:

 1. KHI BƯỚC VÀO LỚP

  • Bỏ mũ ra và cúi đầu chào hình sư Tổ, sau đó chào HLV trưởng lớp (nếu có).

2- LÚC VÀO/RA SÀN TẬP:

  • Xếp dép chỉnh tề bên thảm.
  • Để mũi dép hướng ra ngoài thảm để lúc tập xong, chỉ cần sỏ chân vào là đi được.
  • Vừa bước vào tatami (thảm tập) thì ngồi quỳ xuống (seiza) và cúi đầu chào, hướng về phía hình sư Tổ.
  • Nếu tới trễ thì chờ khi người đứng lớp cho phép lên tatami.
Xếp hàng chào trước khi lớp bắt đầu hoặc lúc cuối lớp, thường thì đai cao nhất ở phía tay trái và đai thấp nhất ở phía tay phaỉ, lúc hướng về hình sư tổ.

3- LÚC TẬP ĐÒN

  • Chào Uke trước, sau mỗi đòn và khi đổi phương vị.
  • Nếu Uke quỳ thì chào kiểu quỳ, nếu Uke đứng thì chào đứng
  • Thầy HLV mà gọi lên làm Uke thì ngồi quỳ chào thầy HLV trước rồi mới lên tấn công.

4- LÚC ĐANG ĐÁNH ĐÒN :

mà HLV nói ngừng để sửa/chỉ hoặc không hiểu đòn và muốn xem HLV đang chỉ người khác
  • Lúc nào cũng ngồi quỳ Seiza để nghe/nhìn
  • Lúc ngôi quỳ thì tránh quay lưng vô hình sư tổ. Chỉ có người đứng lớp mới quay lưng lại hình sư Tổ.
  • Khi thầy HLV chỉ xong thì quỳ chào.

5- NẾU MUỐN RA KHỎI THẢM TẬP

(uống nước hay vì bất cứ lý do gì)
thì xin phép người đứng lớp. Việc này để lỡ bạn bị thương thì người đứng lớp sẽ cho vài người phụ bạn.

6- LÚC XONG LỚP

  • chào các bạn đã tập vói mình hôm đó và trước khi ra khỏi thảm tập phải quỳ chào sư tổ lần nữa.


7- ĐỐI VỚI VŨ KHÍ (DAO, KIẾM, JO)

Aikido là ''võ tình thương'', nên hầu như lúc nào cũng ''không gây chiến'' trước. Tất cả cách cư xử khi cầm vũ khí phải biêủ lộ cái tính đó.
  • Trong đạo đường, những chỗ cất kiếm và dao, không bao giờ để mũi kiếm và dao hướng vô hình sư Tổ.
  • Lúc lấy/cất kiếm, Jo và dao, lúc nào cũng phải chào sư Tổ. Cầm kiếm, dao, cán bên tay phaỉ, muĩ nhọn chĩa về bên trái, nâng lên cỡ mặt, lòng bàn tay mở, đứng 2 châm chụm lại và chào.
  • Lúc tập, khi đổi vai trò Uke, Nage.
  • Với Jo thì cầm như trên nhưng không bắt buộc phải chào.
Đối với kiếm và dao, cầm:
+ Cầm vũ khí bằng tay phải
+ Cái cán trong lòng tay trái
+ Với muĩ nhọn chĩa lên trời
+ Phiá lưỡi bén (tuy là kiếm gỗ) về phiá mình
Khi 2 người có kiếm hết:
+ sau khi đánh xong Suburi và trở lại vị trí đầu.
+ Lúc lùi về, không bao giờ quay lưng lại Uke,
+ Lúc nào Uke cũng phải trước mặt.
+ Khi lùi, cầm kiếm như thường (2 tay) nhưng:
+ Mũi kiếm chĩa xuống đất về phía phải
+ Lùi cho tới chỗ mình muốn và lúc đó mới chỉa mũi kiếm về phía Uke để tập tiếp.
Những cách này để biêủ hiệu tinh thần Hiệp sỹ đạo, Nage không ''chơi hèn'' (đâm lén) nhưng cũng đề phòng (không quay lưng).

8- NHỮNG ĐIỀU TRÁNH LÀM TRONG PHÒNG TẬP:

  • đứng chống nạnh
  • Nhai ngồm ngoàm kẹo cao su
  • nói chuyện ồn ào

9- VẤN ĐỀ VỆ SINH

  • Đồ võ nên giặt hoặc phơi sau mỗi buổi tập.
  • Móng tay nên cắt ngắn
  • Tóc dài nên cột lại
  • Nếu trời nóng nên mang theo cái khăn nhỏ lau mồ hôi
  • Có nhiều người rửa chân/tay trước khi vào sàn tập...


(còn tiếp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét