AIKIDO VÀ TRẺ EM, TẠI SAO KHÔNG? ~ ĐẠO ĐƯỜNG AIKIDOKIDSVN-Hệ thống lớp võ đạo Aikido tốt nhất cho trẻ em ở Hà Nội- Tenshinkai Hanoi

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

AIKIDO VÀ TRẺ EM, TẠI SAO KHÔNG?


Aikido, một môn võ mới lạ đang phát triển ở Việt Nam, những tưởng môn võ với nhiều kỹ năng phức tạp này chỉ dành cho người lớn, nhưng không, trẻ emcũng hoàn toàn có thể tập luyện bộ môn này.





Aikido là gì?
Aikido, là môn võ có nguồn gốc từ Nhật Bản, do tổ sư Morihei Ueshiba sáng tạo dựa trên Nhu thuật Jujitsu và điều người giác ngộ được khi tu luyện: Võ thuật là tình yêu của trời đất. Chính vì thế, Aikido còn được ví như môn võ của hòa bình. Nguyên lý của Aikido, là lấy nhu thắng cương, là chiến thắng bản thân chứ không dùng để đả thương người khác, là con đường của yêu thương và hòa hợp.
So sánh với những môn võ khác, như Taekwondo hay Karate, Aikido trầm hơn rất nhiều. Trầm ở đây, là trạng thái của tinh thần. Người tập luyện Aikido, nói không với những thủ đoạn lường gạt, hay dùng bạo lực, hoặc sức mạnh vũ lực của bản thân để quật ngã đối thủ. Trầm tĩnh là một phương pháp hữu hiệu để giúp bản thân người luyện tập Aikido tìm và phát triển phần đặc biệt trong cơ thể mình. Trầm tĩnh là con đường duy nhất dẫn đến sự hòa hợp tinh thần với thể chất, con ngươi với vũ trụ. Đó là lí do, những người tập luyện Aikido, khi tập luyện, cũng như khi đánh ngã đối thủ, lại có một thần thái riêng biệt, nhã nhặn mà người thường không có được.


Vì sao trẻ em có thể học Aikido?
Nhắc đến vũ trụ, nhắc đến trầm lặng, có vẻ như môn Aikido không phù hợp với trẻ em. Vì trẻ em, thứ nhất, còn quá nhỏ để có thể hiểu được những định nghĩa mang tầm vóc “vũ trụ” như vậy. Thứ hai, trẻ em quá năng động, còn quá sớm để có thể học được tinh thần “trầm lặng”.
Những người lớn (tạm tính từ 17 tuổi trở lên), khi tiếp cận môn Aikido cũng đã cảm thấy rất khó khăn. Những bài học đầu tiên khi đến với Aikido, không phải là tấn thủ, càng không phải là đòn thế, mà chính là lễ nghi. Người học Aikido, trước khi biết đến các đòn thế, phải biết kính trên nhường dưới, tác phong, phong thái đĩnh đạc, đứng đắn. Sau đó mới được học những kỹ thuật đầu tiên – ngã hộ thân(Ukemi waza).



Ngay từ những kỹ thuật đầu tiên, người tập Aikido đã cảm nhận được sự khác biệt với những bước di chuyển, những chuỗi động tác kết hợp. Aikido, là sự kết hợp của tất cả những bộ phận trên cơ thể! Những kỹ thuật sau này, là những đòn thế, phức tạp hơn rất nhiều. Đó là sự vận dụng của rất nhiều nguyên lý, trong đó phải nói đến “ki” – khí trong cơ thể và cách di chuyển. Tất cả đều yêu cầu một sự tập trung hết sức cao độ.
Nói đến đây,sẽ có thêm nhiều ý kiến cho rằng: Aikido quá khó để một đứa trẻ có thể học!
Đúng, Aikido rất khó, nhưng không có nghĩa là trẻ em không thể học.
Trẻ em, tuy hiếu động, tuy ham chơi, nhưng khi được tiếp xúc sớm với Aikido, thì hoàn toàn có thể học được, thậm chí học tốt và tiến bộ rất nhanh. Bởi lẽ: trẻ em trong giai đoạn phát triển cả thể chất lẫn trí não, cũng là điều kiện tốt để có thể “gieo trồng” những tư tưởng, hành động mới cho trẻ. Với lễ nghi, lễ nghĩa, trẻ nên học sớm.


Thứ hai, để tập luyện Aikido hiệu quả, cần ít nhất hai người. Đó là điều kiện để các bạn nhỏ có một môi trường tối thiểu để tương tác. Đây sẽ không phải là tương tác bình thường, khi mà người Tori và Uke phải có một sự phối hợp nhất định, làm sao cho người Uke, tức người bị đánh không bị đau, phối hợp nhịp nhàng với người đánh, tức là Tori. Việc trao đổi, phối hợp trong lúc luyện tập của hai người chính là điểm đầu tiên của “hòa hợp”, của “yêu thương”.



Luyện tập môn Aikido ban đầu không yêu cầu thể lực. Với Aikido, không có “không thể”, chỉ là chưa đến lúc, chưa được học. Thể lực của các bạn sẽ được tăng cường theo thời gian, đó là điều chắc chắn. Những kỹ thuật khó học, tập lâu cũng sẽ thành thạo dần. Trẻ con, tuy nghịch ngợm, nhưng lại có tư duy hình ảnh tốt. Các quý phụ huynh có để ý, trẻ con sẽ bắt chước phần lớn những gì người lớn làm. Các bạn nhìn các thầy huấn luyện viên thực hiện một loạt động tác, lâu dần sẽ hình thành một chuỗi hình ảnh trong tư duy của các bạn nhỏ. Vì thế, dù Aikido có khó, những vẫn sẽ được các bạn “chinh phục” mà thôi.


Trong thời đại 4.0 ngày nay, khi công nghệ phát triển rất mạnh, không bao gồm toàn bộ, những tôi dám chắc, rất nhiều vị phụ huynh sử dụng công nghệ để thay phần mình “chăm sóc” con cái. Dù công nghệ sẽ giúp ích ở một mức độ nhất định, nhưng hệ quả chắc chắn vẫn sẽ có. Đó là hạn chế hoạt động, phụ thuộc thiết bị thông minh, thiếu khả năng giao tiếp, kém tự tin... Trong hoàn cảnh đó, Aikido nói riêng cùng với những bộ môn thể dục thể thao khác nói chung, trở thành một sân chơi tuyệt vời để giải quyết những hệ quả trên. Được vận động, được học tập nhưng lại không còn bị đè nặng kiến thức văn hóa, được chơi đùa trong một không gian giàu tương tác, nghiễm nhiên trẻ sẽ trở nên năng động, cởi mở, tự tin...


Về phương pháp giảng dạy...
Aikido ban đầu không có giáo trình cụ thể. Sư phụ truyền dạy cho học trò một cách trực tiếp, tức là, nhất cử nhất động của thầy, trò phải tự nhìn và nhớ lấy. Thầy Morihei Ueshiba đã từng nói: “Bất cứ lúc nào tôi cử động, đó chính là Aikido”. Chúng ta có thể cố gắng định nghĩa Aikido bằng nhiều tài liệu hay ngôn ngữ, nhưng chưa bao giờ có một định nghĩa đúng hoàn toàn. Người tập Aikido sẽ phải tự mình tìm hiểu xem Aikido là gì với chính bản thân mình mà không thể lường trước được bất kì điều gì. Đó chính là lí do, Huấn luyện viên chúng tôi, không bao giờ đưa ra một giáo trình xuyên suốt quá trình dạy. Nói như vậy, không có nghĩa là không có giáo trình. Huấn luyện viên trưởng, tức người có cấp đai cao nhất sẽ đưa ra một giáo trình mang tính cơn bản, đại diện. Các huyện viên khác sẽ từ đó mà giảng dạy. Các thầy có thể biến tấu, thay đổi nội dung học tùy theo tình hình lớp học, khả năng của các học viên, tuy nhiên không được phép đi quá xa so với giáo trình chính. Mục đích cuối cùng của các thầy là giúp học trò của mình tiếp thu toàn diện những gì mình chỉ dạy, cũng như là luôn tạo cho các con niềm cảm hứng vô tận trong Aikido.


Một điều quan trọng khác, các thầy sẽ không đặt nặng vấn đề lý thuyết. Thay vào đó, hành động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, để các con luyện tập nhiều hơn. Để các bạn tự mình trải nghiệm sẽ có hiệu quả hơn so với việc bắt các bạn ngồi một chỗ và nghe một loạt những kiến thức khô khan. Các thầy sẽ nói một lượng lý thuyết vừa đủ. Trải qua một quá trình luyện tập, sẽ nhanh thôi, các câu hỏi như “thầy ơi, con không hiểu phần này”, “thầy ơi, sao bạn không ngã xuống”,... thầy ơi, thầy ơi,... Tôi nghĩ, khi các câu hỏi đó xuất hiện, nghĩa là chúng tôi đang đi đúng hướng.
Aikido khó, nhưng không phải là không thể. Chỉ cần con muốn, các thầy sẽ chỉ lối!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét