VÕ ĐẠO AIKIDO VÀ CÁC BIỂU TƯỢNG ~ ĐẠO ĐƯỜNG AIKIDOKIDSVN-Hệ thống lớp võ đạo Aikido tốt nhất cho trẻ em ở Hà Nội- Tenshinkai Hanoi

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

VÕ ĐẠO AIKIDO VÀ CÁC BIỂU TƯỢNG

 Có lẽ các môn sinh Aikido đều có ít nhất một lần (hoặc chưa từng) nghĩ đến "Tại sao Aikido lại nói đến các hình tam giác, hình tròn , hình vuông nhiều; ý nghĩ của chúng ra sao?" Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây:


PHẦN A.Tổ sư MORIHEI UESHIBA thường nói : "AIKI là một sự kết hợp của các dạng tam giác, hình tròn , hình vuông

+ Và ngài đã diễn giải thêm rằng "Thở ra vòng tròn - chức năng của nước  ÂM , hít vào là hình vuông - chức năng của lửa  DƯƠNG". Chữ "KI" ở đây có nghĩa là "ý khí" , chính cái ý thuộc về tinh thần tạo ra "khí" chứ không phải là lực cơ bắp (thuộc về vật chất).

+ Vật chất thì hữu hình, có trọng lượng và kích thước giới hạn, còn tinh thần thì vô hình, không trọng lượng và vô biên. Chúng ta có thể trói buộc một người nhưng không thể kiểm soát tinh thần người đó . AIKIDO là một phưong pháp dùng "ý" để luyện "khí" và khi thành công rồi sẽ đạt được một năng lực vô song. Một khi tam giác, hình tròn , hình vuông kết hợp lại thành một thể thống nhất thì sự hợp nhất tinh thần và thể xác xuất hiện tạo ra một năng lực kỳ diệu và người đó có thể ném ngã bất cứ một đối thủ nào . Các đòn thế AIKIDO mà không có "ý khí" tiềm ẩn trong thì sẽ không có giá trị gì , nó chỉ giống như một vũ điệu mà thôi. Không có "KI" thì không có "AIKIDO".


+Trong các mối liên hệ giữa hình tam giác, hình tròn , hình vuông nổi bật nhất là hình tam giác nó là gốc của các thành phần này. Nguyên do là vì là một dạng di chuyễn vòng (taisabaki) của hình tròn còn hình vuông là do hai tam giác ghép lại với nhau (sự kiểm soát , hướng dẫn ).
+Hình tròn biểu thị hình thức của sự hoà hợp có thể đạt được sau khi đã hướng dẫn đối thủ vào trong vòng kiểm soát chú động của ta. Theo thuật ngữ của Hiệp Khí Kiếm, minh hoạ tình trạng cây kiếm tre của bạn luôn luôn "dính sát" với cây kiếm tre của đối thủ làm cho chúng không tách rời ra được theo nguyên lý KHÍ KẾT (Kimusubi). Ta phải vào vị thế thuận lợi đủ để chặt vào đầu kiếm hoặc vào các đốt của cây kiếm tre ở bất cứ độ cao nào trên , giữa ,thấp - tuỳ theo ta chọn . Nguyên lý này cũn áp dụng vào các kỹ thuật tay không . Ta dùng cạnh bàn tay (tegatana) niêm cánh tay đối thủ - ở cỗ tay , cùi chỏ , khớp vai - đễ kiểm soát thế công của đối thủ và để dễ dàng tấn công khi cần thiết.
+Hình vuông là một hình thái cơ bản, 4 góc của nó đại diện cho các đặc tính của chất khí, chất lỏng , vật thể mềm dẻo và vật thể cứng rắn. Các đặc tính này nói đến các phương pháp tập luyện Aikido với 4 tính chất : khí , lưu , tenkan , irimi .


PHẦN B . AIKIDO được thể hiện qua hai lãnh vực :

- Các yếu tố thuộc lãnh vực đầu tiên bên ngoài của Aikido là suwari ikkyo (tam giác ) , irimi - tenkan (hình tròn) và shihonage (hình vuông )
- Các yếu tố chính yếu thuộc lãnh vực bên trong của aikido là kokyu -ho , ki-no-nagare , ki - musubi và Aiki
Ở đây chúng ta chỉ nói đến các yếu tố bên ngoài của Aikido.
a/ Kỹ thuật suwari - ikkyo là một điển hình của hình tam giác
+ Ngày xưa , các võ sĩ đạo nhật bắt buộc phải sữ dụng tư thế quì trong đời sống hằng ngày. Tuy ngày nay không còn nữa, nhưng tổ sư Morihei vẫn giữ lại kỹ thuật này trong việc luyện tập Aikido. Không có phương thức nào khác đễ tăng cường sức mạnh đôi chân, sự vững chắc của hông bằng nhờ vài tư thế quì. Tổ sư thường hướng dẫn các môn đệ của mình tập luyện các kỹ thuật với tư thế quì nhiều hơn là đứng và đặt trọng tâm vào suwari - ikkyo , xem đó là nguồn gốc của tất cả các kỹ thuật bất động của Aikido. Tư thế quì vẫn thường được được con người sữ dụng vào việc tế lễ, cầu nguyện Thần linh đễ tỏ lòng tôn kính hoặc biết ơn.

b/ Irimi - Tenkan là tiêu biểu của O

+Nguyên lý nhập nội (Irimi) trong Aikido là một kỹ thuật chiến đấu và tránh né, nhất là đối với cuộc tấn công từ nhiều hướng. Khi bị tấn công ta phải nhanh chóng tiến vào chỗ sơ hở của đối phưong để thoát khỏi đường tấn công và ở vị trí thuận lợi để hoá giải đòn tấn công này .
+Nguyên lý xoay vòng (tenkan) nhằm vô hiệu hoá cuộc tấn công với một di chuyễn xoay vòng , hướng dẫn đối thủ vào mạnh hoá giải chung quanh trục trung tâm vững chắc của ta. Hai chuyển động thành phần này của Irimi và Tenkan được đặc trưng bởi Omote (phía trước) của Ura (phía sau) ; âm và dương ,cứng và mềm , lửa và nước . Không bao giờ ta đỡ hoặc va chạm đường công của đối thủ mà nên luôn di chuyển ra sau lưng đối thủ hoặc hướng dẫn xoay vòng chung quanh ta để hoá giải đòng tấn công . En - no - irimi (nhập nội xoay vòng) là một kỹ thuật rõ nét nhất về nguyên lý này. Thí dụ khi ta phải đương đầu với một nhóm tấn công bao quanh ta thì trước tiên áp dụng irimi để thoát khỏi vòng vây rối rồi sau đó áp dụng tenkan đễ hướng dẫn đường công vào mạch hoá giải của ta .


c/ - SHIHO NAGE là tiêu biểu của hình vuông

+Tổ sư đã giải thích "ném bốn phương" (shiho nage) của Aikido bằng từ "chém bốn hướng" (shiho giri) mà nguồn gốc của nó là "sự tôn kính bốn phương trời ) trong các buổi lễ tạ ơn các vị vua chúa thời xưa (shiho hai : tứ phương bái) .
+ Vào ngày đầu năm mới , các vị vua thường gửi lòng tôn kính, biết ơn tới 4 phương trời, cám ơn đất đã ban cho họ sự độ lượng trong năm qua và cầu khẩn trời đất tiếp tục ban ơn huệ cho mình. Chữ "tứ" trong "shiho nage" Tổ sư giải thích là sự điển hình hoá bốn lòng biết ơn :
1. Biết ơn đối với thần linh , từ đó ta nhận được linh hồn , sinh khí ; 
2. Biết ơn đối với cha mẹ chúng ta , từ họ nhận được thể xác này ; 
3. Biết ơn đối với thiên nhiên , từ đó ta nhận được thực phẩm ; 
4. Biết ơn đối với đồng loại , từ đó ta nhận được những vật dụng cần yếu cho cuộc cuộc sống . 

Tóm lại , chúng ta không thể tồn tại nếu không có sự giúp đỡ của những thực tế khác, do đó chúng ta phải không ngừng tỏ lòng biết ơn "bốn phương" .
+ Các yếu tố bên ngoài của Aikido giống như phần nổi của tảng băng trôi trên mặt đại dương, khiến mọi người nhận thức ngay trong nét đặt thù của Aikido . Còn các yếu tố bên trong của Aikido thì có thể xem như phần chìm dưới mặt nước của tảng băng, đòi hỏi mọi người phải nỗ lực nghiên cứu , tập luyện không ngừng mới thấu hiểu được...

(AikidokidsVN tổng hợp và sưu tầm nhiều nguồn)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét